Trang chủ

Giới thiệu

Shop thú cưng

Thức ăn cho chó

Thức ăn cho mèo

Dịch vụ thú cưng

Thư viện thú cưng

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Chăm sóc chó mang thai

5.0/5 (1 votes)

Việc chăm sóc chó mang thai quả thật là một việc không hề đơn giản, bạn sẽ càng gặp khó khăn và bối rối nhiều hơn nếu không trang bị cho mình những kiến thức về chăm sóc cũng như nuôi dưỡng khi chó sinh đẻ. 

Chăm sóc chó mang thai

Vậy làm thế nào để mang lại sức khỏe tốt nhất cho chó mang thai? Chó mang thai nên ăn gì? Cách chăm sóc chó mang thai như thế nào? Cùng Dog’s Mom tìm hiểu chi tiết về bài viết này nhé.

1. Chế độ dinh dưỡng cho chó mang thai

Dinh dưỡng là nguồn dưỡng chất thiết yếu để giúp chó mẹ và chó con phát triển một cách toàn diện, vì thế khi có mang thai bạn cần lưu ý chế độ ăn uống, khẩu phần ăn cũng như những loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp cho chó.


1.1 Chó mang thai nên ăn gì?

Thông thường chó thường mang thai trong khoảng 58 – 68 ngày (khoảng 9 tuần). Tùy vào từng giai đoạn bạn nên thiết kế khẩu phần ăn hợp lý, cụ thể như sau:


a) Giai đoạn đầu thai kỳ (4-5 tuần đầu tiên)

Ở giai đoạn đầu thai kỳ bạn có thể vẫn cho chó mẹ ăn với khẩu phần ăn huống hằng ngày của chúng. Ở khoảng tuần thứ 3 chó mẹ sẽ có cảm giác bị thai nghén, mất cảm giác trong ăn uống nên chúng thường sẽ ăn ít hơn bình thường.

Thai nghén là việc bình thường và diễn ra thường xuyên đối với chó mang thai ở giai đoạn đầu, nên bạn không cần quá lo lắng. Qua giai đoạn này chúng sẽ ăn uống bình thường.

Giai đoạn này là chó mẹ sẽ bắt đầu làm quen dần với những thai đổi sinh lý trong cơ thể, bạn không nên thay đổi thời gian ăn uống cũng như khẩu phần ăn của chúng tránh gây thêm áp lực cho chó mẹ.

b) Giai đoạn giữa thai kỳ (tuần thứ 5 đến tuần thứ 7)

Giai đoạn này là giai đoạn chó con phát triển và hình thành các bộ phận cơ bản, cần bổ sung khẩu phần ăn uống để chó mẹ đảm bảo sức khỏe cung cấp chất dinh dưỡng cho chó con như là đạm, protein, canxi, chất béo tốt, vi lượng…

Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, protein là cá thịt, các loại trứng. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi mà chó nên ăn là các loại trứng, tôm, cua….Thêm vào đó bạn nên cho chó uống thêm các loại sữa bổ sung thêm các chất vi lượng như kẽm, sắt, vitamin B12…

Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh cũng như sức khỏe của chó con. Nên lựa chọn các thương hiệu sữa chất lượng, các thành phần dưỡng chất đầy đủ để bổ sung giúp chó con phát triển một cách toàn diện.

Để chó ăn ngon miệng hơn cũng như giúp chúng tiêu hóa tốt, bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn ra nhiều lần để đảm bảo hấp thụ tốt. Có thể chia thành 4-5 bữa/1 ngày.

c) Giai đoạn cuối thai kỳ (tuần thứ 7 đến tuần thứ 9)

Ở giai đoạn cuối của thai kỳ thì trọng lượng (cân nặng) của chó mẹ sẽ tăng mạnh, vì thế chúng cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn nhiều hơn hằng ngày. Có thể tăng thêm gấp ¼ lần hoặc 1/3 lần so với các bữa ăn ở 2 giai đoạn trước đó.

Ví dụ nếu bình thường bạn cho chó ăn 1 chén thì bây giờ khẩu phần ăn của chúng được tăng thêm khoảng 1 đến 1/3 chén nữa. 

Nên bổ sung nhiều calo và thay thế các loại thức ăn bổ sung giúp chó mẹ tiết ra nhiều sữa để chuẩn bị sẵn sàng cho giai đoạn nuôi con khi đẻ.

Ở giai đoạn cuối thai kỳ chó mẹ thường có cảm giác mệt mỏi, ăn không nhiều, bạn cần chia khẩu phần ra thành nhiều bữa để giúp chúng thoải mái ăn uống, có thể ăn khi nào đói.

1.2 Tại sao chó mang thai biếng ăn

Chó mang thai bỏ ăn là một triệu chứng rất bình thường của chó mẹ đang trong thời kỳ mang thai. Triệu chứng biếng ăn hoặc bỏ ăn thường xuất hiện ở giai đoạn đầu và cuối của thai kỳ.

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ chó mẹ thường có biểu hiện thai nghén, cơ thể chó mẹ bắt đầu làm quen và thích nghi với sự thay đổi sinh lý của cơ thể, chó mẹ trường có triệu chúng mệt mỏi, biếng ăn, chúng trở nên ít vận động, thích nằm nhiều hơn.

Đây là biểu hiện rất bình thường của chó khi mang thai, bạn không nên quá lo lắng cho chúng, chỉ cần vượt qua giai đoạn này chúng sẽ khỏe mạnh và ăn uống bình thường. 

Bạn cũng không nên cho ép chúng ăn trong giai đoạn này, hãy tạo điều kiện mang lại tâm lý thoải mái cho chúng như cho chúng ăn những món chúng thích. Tuy nhiên nếu chó bỏ ăn liên tục khoảng 1-2 ngày, bạn nên đưa chúng đến khám bác sĩ để được theo dõi và tư vấn cụ thể.

Việc biếng ăn của chó lần 2 diễn ra ở giai đoạn sắp sinh, khi chúng bỏ ăn, ăn xong hay bị nôn… Đây là do tình trạng chó sắp sinh, bụng to chèn lên dạ dày, khi ăn quá nó dễ bị nôn. Bạn chú ý nên chia thức ăn cho chó trong giai đoạn này thành nhiều bữa.

Khi nhận biết được chó biếng ăn ở giai đoạn này bạn nên chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho chó khi đẻ. Thông thường khoảng sau 24-48h sau những biểu hiện này là chó sẽ đẻ.

>> Quý khách xem thêm chó alaska mang thai bao lâu

2. Cách chăm sóc chó mang thai

Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho chó mẹ khi mang thai thì bạn cũng cần phải lưu ý trong việc cách chăm sóc chó sức khỏe, tắm rửa, vệ sinh cho chó khi mang thai.


2.1 Chó mang thai có nên tắm thường xuyên hay không?

Việc tắm rửa, vệ sinh chó diễn ra bình thường, tuy nhiên bạn nên làm thật nhẹ nhàng, mang lại sự thoải mái cho chúng, tránh ảnh hưởng đến chó con. Sau khi tắm xong bạn nên lau khô hoặc sấy lông hạn chế để chó mẹ hay “lắc người” làm ảnh hưởng đến chó con.

Trong quá trình tắm, đôi lúc chó sẽ không hợp tác theo ý bạn, hãy nhẹ nhàng vô về chúng, không nên quát mắng chúng. Nên sử dụng các loại sữa tắm chuyện dụng để tránh gây kích ứng da.

Càng về giai đoạn cuối của chu kỳ mang thai của chó mẹ thì bạn càng hạn chế việc tắm rửa vì đây là giai đoạn nhạy cảm với sức khỏe của chó mẹ, chúng rất dễ bị cảm lạnh hoặc dễ bị sinh non hoặc xảy thai khi tắm. Vì vậy bạn cần lưu ý cẩn trọng điều này.

Bạn nên sử dụng khăn nhúng nước ấm để lau mình cho chó trong giai đoạn này là tốt nhất.

2.2 Thực hiện việc tẩy giun cho chó mẹ ở giai đoạn mang thai

Khi chó con sinh ra sức đề kháng của chúng thường rất yếu, vì vậy bạn cần thực hiện tẩy giun cho chó con ngay từ lúc chúng còn trong bụng mẹ là điều cần thiết. Việc tẩy giun này là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả chó mẹ và chó con.

Có thể tham khảo sự chỉ định của bác sĩ thú y để có lịch tẩy giun cho chó mang thai phù hợp để hạn chế tối đa việc lây lan giun từ chó mẹ sang con khi mang thai. 

Sau cùng là nên theo dõi và khám sức khỏe định kỳ cho chó mẹ khi mang thai, việc này sẽ giúp bạn theo dõi được sức khỏe của chó mẹ một cách thường xuyên để đảm bảo mang lại sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ lẫn con.

2.3 Chuẩn bị đồ dùng thiết yếu chăm sóc chó khi đẻ

Sau tất cả là việc chuẩn bị những dụng cụ thiết yếu để sẵn sàng cho việc chăm sóc chó mẹ khi sinh. Việc này giúp bạn đảm bảo an toàn cho cả sức khỏe của cả mẹ và con an toàn.

Các đồ dụng, dụng cụ bạn cần chuẩn bị là:

  • Thức ăn cho chó con và chó mẹ sau khi sinh
  • Chuồng trại cho chó mẹ khi sinh, các đồ dùng giữ ấm cho cơ thể chó mẹ, con khi sinh
  • Đèn sưởi ấm chuồng là một đồ dùng thiết yếu giúp cho mẹ không bị cảm lạnh sau khi sinh.

Hi vọng với bài viết về việc chăm sóc chó mang thai sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích cũng như việc chuẩn bị tốt nhất cho thú cưng nhà mình trước khi mang thai.

Nếu bạn cần hỗ trợ gì về việc chăm sóc thú cưng thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc chăm sóc thú cưng, Dog’s Mom luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

  • Địa chỉ: Dog's Mom - 87 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú 
  • Hotline/Zalo/Viber : 0916338901 

>> Quý khách xem thêm dịch vụ tắm chó ở TPHCM


TIN TỨC LIÊN QUAN